Đại tiện ra máu tươi là hiện tượng gì?

 Đại tiện ra máu tươi đầu tiên phải kể đến bệnh trĩ, sau đó là Polyp trực tràng và đại tràng, viêm, nứt kẽ ống hậu môn, viêm loét đại trực tràng chảy máu. Bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa, khám điều trị.



- Bệnh trĩ là một bệnh mãn tính, do các tĩnh mạch trực trường hậu môn bị dãn và xung huyết thành búi hoặc nhiều búi.

 Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, nam mắc nhiều hơn nữ. Bệnh hay xảy ra ở người làm việc nhiều ở tư thế đứng hoặc tài xế, cảnh sát, chăn thú, khuân vác, nông dân, thợ may và vận động viên ở tuổi trung niên.

 Tùy vị trí tĩnh mạch ở trực trường hoặc hậu môn mà chia ra trĩ nội hoặc trĩ ngoại.

Trĩ nội: chia làm 4 thời kỳ:

1- Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.

2- Khi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ lại tự co lên được.

3- Khi đại tiện, trĩ lòi ra nhưng không tự co lên được, lấy tay ấn, đẩy mới vào.

4- Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn nghèo.

Trĩ ngoại: Chia làm 4 thời kỳ:

1- Trĩ lòi ra ngoài.

2- Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo.

3- Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.

4- Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.

Nguyên nhân đại tiện ra máu

- Đa số do ăn uống không điều độ, uống rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc là Dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông gây nên ngũ trĩ.

Bệnh trĩ để lâu gây tai biến nhiễm trùng, áp xe, chảy máu…

Bệnh nhân cần vận động, tránh đứng hoặc ngồi lâu. Cần kiêng ăn ớt, tiêu, chiên xào, rượu bia. Uống nhiều nước, ăn nhiều rau cải, trái cây.

Bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa điều trị.

  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm về nguyên nhân của hiện tượng đại tiện ra máu tươi. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Đau bụng mạn tính, đại tiện ra máu đỏ thẫm là do đâu?


 Đau bụng mạn tính và đại tiện ra máu có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra theo các chuyên khoa Phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết:



Nguyên nhân dẫn đến đau bụng mạn tính là do:

  Hội chứng ruột kích thích hay rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng co thắt, đây là một hội chứng khá lành tính, không nguy hiểm, có cơ chế bệnh sinh chủ yếu là rối loạn điều chỉnh tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ruột, gia tăng quá mức phản ứng ống tiêu hóa với các streess tâm lý là yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh.

Bệnh có biểu hiện chủ yếu là:

 - Rối loạn đại tiện, thay đổi số lần đi ngoài, phân lúc lỏng, lúc táo, xen kẽ với phân bình thường, tái đi tái lại nhiều lần.

 - Đau bụng, trướng hơi, bớt đi khi đi ngoài hoặc đại tiện.

 - Phân có thể có nhày.

 - Có thể có các triệu chứng ngoài tiêu hóa như: Nhức đầu, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng, suy sụp tinh thần.

 - Bệnh có một đặc điểm quan trọng là diễn biến nhiều năm nhưng tình trạng sức khỏe không thay đổi.

Ngoài ra có thể có những nguyên nhân đau bụng rất hiếm gặp như:

 - Đau bụng do động kinh tiêu hóa: Thường gặp ở trẻ em, nó tham gia vào các cơn động kinh của thùy thái dương, biểu hiện của nhậy cảm nội tạng tiêu hóa. Triệu chứng tiêu hóa bắt đầu đột ngột bởi đau bụng, thường đau vùng thượng vị và một số nơi khác, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, rối loạn vận mạch (xanh tái, vã mồ hôi...).

  Chẩn đoán thường dễ khi có triệu chứng tiêu hóa tiếp theo bởi triệu chứng thần kinh (ảo giác về giác quan, co cứng giật 1/2 mặt, đi loạng choạng, cảm giác tối tăm thoáng qua, đau đầu hoặc mất ý thức hoàn toàn, đau lan lên từ phần dưới ống tiêu hóa lên thượng vị có thể đến cả thực quản nữa. Các kiểu tiến triển của đau giống nhau như đúc, bắt đầu đột ngột, ngắn gọn, mất đi nhanh, xác định chẩn đoán bằng điện não đồ với test nhạy cảm, điều trị thử Tegretol...

 - Đau bụng có thể là nguyên nhân của nhiễm độc mãn tính như chì, hoặc có thể do nguyên nhân hạ Kali máu, tăng canxi máu...

Nguyên nhân dẫn tới đại tiện ra máu:

 - Polip đại tràng: Bệnh hay gặp, vị trí polip phải ở vị trí cao một chút thì khi chảy máu, máu ra ngoài mới có màu đỏ sẫm, (chảy máu ở vùng thấp như trĩ hoặc polip trực tràng thì đại tiện sẽ có máu đỏ tươi). Bệnh có thể phát hiện bằng soi đại trực tràng sẽ phát hiện polip to, nhỏ, có cuống, hay không có cuống.

 - Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Bệnh rất ít gặp ở nước ta, biểu hiện là: phân thường lỏng có chất nhày, máu thường bầm tím hoặc đỏ tươi theo phân, bệnh nhân có kèm theo đau bụng quặn, mót rặn, kèm sốt, gày sút cân, rối loạn nước điện giải, thiếu máu, thăm khám trực tràng có máu bầm tím hoặc đỏ tươi theo tay, nội sôi đại trực tràng bằng ống soi mềm thì thấy niêm mạc phù nề, xung huyết, khi chạm đèn nội soi vào niêm mạc dễ chảy máu.

  Bệnh thường gặp ở các nước châu Âu, lứa tuổi dưới 40, đôi khi có tính chất gia đình. Bệnh mạn tính, có từng đợt tiến triển, kéo dài hàng 10 năm, có giai đoạn tạm ổn rồi lại tái phát với một số yếu tố thuận lợi như: nhiễm khuẩn, thay đổi thời tiết, chấn thương tình cảm.

 Muốn có một phương pháp điều trị thích hợp cho bạn, nhất thiết bạn phải đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa từ đó mới xác định rõ tình trạng bệnh lý và có phác đồ điều trị cụ thể.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm về đau bụng mạn tính và đại tiện ra máu. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Bệnh đại tiện ra máu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe


Đại tiện ra máu có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Trong quá trình điều trị lâm sàng, các chuyên gia phát hiện ra rằng hầu hết người thành phố bị đại tiện ra máu đều gây ra bệnh thiếu máu nghiêm trọng. Như vậy, làm thế nào bệnh đại tiện ra máu lại dẫn đến bệnh thiếu máu? Đây là mối băn khoăn của rất nhiều người. Dưới đây các chuyên gia của Phòng khám Thiên Tâm sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này.

Đại tiện ra máu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Đại tiện ra máu ảnh hưởng như thế nào? Các chuyên gia cho biết, thông thường chúng ta đều cho rằng hiện tượng máu chảy ra từ đường hậu môn là bệnh đại tiện ra máu. Người bệnh thường có hiện tượng trong phân có lẫn máu hoặc máu chảy thành giọt hoặc tia khi đi đại tiện. Nhìn chung, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, tổn thương niêm mạc trực tràng đều gây ra tình trạng đại tiện ra máu, vị trí xuất huyết cách hậu môn càng gần càng có màu đỏ tươi. Có bệnh nhân chảy máu trước khi ra phân; Một số khác phân ra trước máu; Có người lượng máu rỉ ra không ngừng, đi đại tiện xong, miệng hậu môn đau nhức. Bệnh đại tiện ra máu có thể dẫn đến táo bón, người bệnh sợ đau đớn khi đi đại tiện nên nhịn không đi vệ sinh do đó gây ra táo bón, làm tăng thêm triệu chứng bệnh đại tiện ra máu.

Đại tiện ra máu ảnh hưởng như thế nào?
Nguyên nhân và hậu quả của bệnh đại tiện ra máu có liên quan với nhau, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh khác. Các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết, bệnh đại tiện ra máu có thể làm cho lượng chất điện giải và lượng nước trong cơ thể bị mất đi, làm mất cân bằng chất điện giải và rối loạn cân bằng axit-bazo, kali và natri trong máu thấp, nhiễm toan chuyển hóa, nghiêm trọng hơn là do thiếu máu dẫn đến đột quỵ, suy thận cấp, thậm chí là hôn mê. Cho dù là nguyên nhân nào gây ra bệnh tiêu chảy thì đều mang lại tác động xấu cho cơ thể con người, ngộ độc thực phẩm mãn tính có thể gây tổn thương tới chức năng của các cơ quan nội tạng, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus đều có thể gây ra sốt và các triệu chứng toàn thân khác, tiêu chảy có thể làm mất cân bằng lượng nước và chất điện giải. Người cao tuổi bị bệnh tim mạch mà bị tiêu chảy có thể làm cho độ nhớt của máu tăng lên gây ra bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về bệnh đại tiện ra máu có ảnh hưởng gì. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp lịch khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666065566  hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Những biện pháp phòng tránh đại tiện ra máu


Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết tỷ lệ người dân mắc chứng đại tiện ra máu là khá cao. Vậy có những biện pháp phòng tránh chứng đại tiện ra máu nào? Dưới đây các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.



Trước tiên, nguyên nhân dẫn đến đại tiện ra máu là do mọi người có chế độ ăn không phù hợp, thích ăn đồ cay, đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động, không chú ý vệ sinh hậu môn gây ra các bệnh về hậu môn trực tràng. Đại tiện ra máu là triệu chứng rõ ràng của các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng. Nếu muốn bệnh không hình thành thì việc phòng trừ là việc làm cần thiết nhất.

Những biện pháp phòng trừ bệnh đại tiện ra máu trong đời sống?

1. Chế độ ăn hợp lý, ăn ít thịt nhiều rau, ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ăn ít đồ cay, ăn nhiều trái cây, ăn sáng hàng ngày giúp đi đại tiện dễ dàng.

2. Cuộc sống phải có quy luật, đi đại tiện hàng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn , khi đi đại tiện không ngồi xổm lâu hoặc rặn mạnh.. Giảm bớt các tác động lên vùng hậu môn, trực tràng, dùng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ.

3. Tham gia vào một số hoạt động thể chất phù hợp để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu. Tăng cường vận động cho cơ thắt hậu môn, đặc biệt là vận động hậu môn, khi bị sưng tấy do trĩ, chảy máu nhiều thì nên kịp thời chẩn đoán và điều trị.

4. Đi đại tiện hàng ngày, thời gian đi không quá lâu, chỉ khoảng 5 phút là thích hợp.

5. Trước và sau khi đại tiện nên ngồi xông hơi khử trùng, đảm bảo hậu môn được sạch sẽ.

6. Nếu như bị táo bón thì không được tự ý dùng thuốc nhuận tràng đề phòng thuốc có hóa chất độc hại, viên nang lô hội, nếu sử dụng lâu dài thì không những tình trạng táo bón tăng lên mà còn bị phụ thuộc vào thuốc.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về phương pháp phòng tránh đại tiện ra máu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.06.55.66  hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Đại tiện ra máu do táo bón


Hiện tượng đi đại tiện ra máu chủ yếu là do táo bón, các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây ra táo bón:

Đại tiện ra máu do táo bón
- Bạn nên xem thử chế độ ăn của mình đã có đủ chất xơ và lượng nước chưa?
- Bạn có bị viêm đại tràng không?
- Bạn có bị bệnh trĩ không?
 Một khi bạn bị táo bón thì việc đi đại tiện có thể gây chảy máu là chuyện có thể xảy ra. Bởi vì khi phân thành dạng rắn sẽ làm xây xát niêm mạc trực tràng, hậu quả sẽ chảy máu. Hơn nữa, táo bón khiến bạn phải rặn mỗi khi đi tiêu và rặn như thế cũng sẽ gây chảy máu do làm căng các mạch máu ở trực tràng và hậu môn.
Nếu tình trạng táo bón mà chỉ do ăn uống không hợp lý gây ra thì bạn nên điều chỉnh chế độ ăn có nhiều chất xơ, hạn chế ăn quá mặn và quá cay, uống đủ nước và ăn những thực phẩm gây nhuận tràng. Nếu bạn áp dụng đúng cách hướng dẫn này thì tình trạng táo bón và có chảy ít máu của bạn hiện tại sẽ ổn thôi, chưa có gì nguy hiểm cả.
Tuy nhên, nếu không phải do ăn uống làm bạn táo bón rồi đi cầu ra ít máu thì bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ngay để phát hiện bệnh sớm và chữa kịp thời.
 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm về đi đại tiện ra máu. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Những nguyên nhân gây ra chứng đại tiện ra máu


 Đại tiện ra máu do những nguyên nhân nào?

 Đại tiện ra máu thực ra là biểu hiện ban đầu của các chứng bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng mà mọi người thường không hay để ý đến. Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết, nguyên nhân gây ra bệnh đại tiện ra máu không chỉ là do bệnh trĩ mà còn do nứt kẽ hậu môn, polyp đường ruột, ung thư ruột kết,vv. Vì vậy sau khi thấy có triệu chứng đại tiện ra máu thì không được coi thường, rất nhiều người nhầm lẫn rằng đó là triệu chứng của bệnh trĩ, kết quả lại là do ung thư trực tràng. Vậy làm thế nào để nhận biết được bệnh đại tiện ra máu? Dưới đây các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm sẽ giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra chứng đại tiện ra máu.


1. Ung thư đại tràng: ung thư ruột kết và ung thư trực tràng khi chảy máu thường không đau, lượng máu ra ít, màu máu sẫm, thường trộn lẫn với mủ và dịch nhầy, kèm trên bề mặt phân hoặc trộn lẫn với phân.

2. Polyp đường ruột: thường gặp ở thanh thiếu niên và trẻ em, lượng máu ra không ổn định. Polyp đường ruột thường không đau, số lượng polyp đường ruột lớn, vị trí thấp hoặc lượng máu ra nhiều thì đại tiện ra máu không trộn lẫn với phân mà kèm theo trên bề mặt phân. Vị trí polyp đường ruột cao thì máu thường trộn lẫn với phân.

3. Nứt kẽ hậu môn: đây là nguyên nhân thường gặp của chứng đại tiện ra máu, đặc điểm là máu có màu đỏ sẫm, lượng máu thường ít, đau rát hậu môn khi đi đại tiện, sau khi cơn đau giảm bớt thì lại bắt đầu đau dữ dội hơn, thường đau kéo dài trong vài giờ. Nhưng cũng thường gặp một số lượng nhỏ bệnh nhân nứt kẽ hậu môn trên lâm sàng, chỉ có liên quan đến các cơn đau nhẹ hoặc không đau.

4. Phân màu đen hoặc có dạng như hắc ín: chủ yếu gặp ở những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm thực quản, viêm dạ dày, loét tá tràng, tổn thương mạch máu, u bướu,vv. Nhưng cũng cần chú ý nhầm lẫn chứng đại tiện ra máu trong trường hợp ăn gan, tiết động vật hoặc uống thuốc nhuận tràng phenolphthalein cũng làm cho phân có màu đen.

5. Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn: Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, thường gặp ở thanh niên. Triệu chứng chủ yếu là chảy máu kèm theo dịch nhầy, có chất nhầy trong phân. Lượng máu ra thường ít, đau bụng, tiêu chảy, hoặc tiêu chảy xen kẽ với táo bón hoặc đi kèm với các triệu chứng toàn thân như như sụt cân, mệt mỏi, sốt, thiếu máu.

6. Trĩ nội: đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đại tiện ra máu, chảy máu liên tục, tức là sau một thời gian chảy máu liên tục thì tạm ngừng một thời gian, không phải mỗi lần đi đại tiện thì đều chảy máu. Máu có màu đỏ tươi, chảy thành giọt, không trộn lẫn với phân và không đau. Nếu quá trình bệnh kéo dài thì có thể dẫn đến sa búi trĩ.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về nguyên nhân gây ra đại tiện ra máu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666 06 55 66  hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Phương pháp phòng tránh bệnh táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ, vì thế việc cải thiện, phòng tránh táo bón rất có lợi cho phòng tránh tác hại bệnh trĩ. Thời tiết hanh khô làm đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể, từ đó làm giảm độ “trơn” của hệ tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Thay vì dùng bạn có thể dùng các cách sau để cải thiện tình hình.
Phương pháp phòng tránh bệnh táo bón
 

Triệu chứng thường gặp của bệnh đại tiện ra máu

Hầu hết mọi người đều hiểu chưa đúng về bệnh đại tiện ra máu, họ không nắm rõ bệnh có những triệu chứng nào, tác hại của bệnh ra sao. Dưới đây các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
 Đại tiện ra máu là hiện tượng máu chảy ra từ hậu môn hoặc có máu chảy ra khi đi đại tiện và máu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc có dạng như hắc ín. Nếu đại tiện ra máu trong thời gian dài thì người bệnh dễ mất đi một lượng chất sắt lớn, dẫn đến bệnh thiếu máu. Thiếu máu trong thời gian dài sẽ gây ra rối loạn chức năng thận ở nữ giới, người bệnh tiểu nhiều và tỷ trọng nước tiểu giảm.
Triệu chứng thường gặp của bệnh đại tiện ra máu
 

Phương pháp phòng ngừa đại tiện ra máu do táo bón


  Một trong những nguyên nhân gây đại tiện ra máu chính là do táo bón lâu ngày gây ra. Táo bón tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng rõ ràng nếu bị chứng táo bón hoành hành thì không dễ chịu chút nào. Táo bón cần được phát hiện và “ứng phó” sớm trước khi quá muộn.
Phương pháp phòng ngừa đại tiện ra máu do táo bón
Dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện: ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi toilet.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón như do thói quen ăn uống không khoa học; ít vận động (thường xảy ra với dân văn phòng); lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi cầu; bị mất ngủ, căng thẳng; do gặp phải những vấn đề ở ruột; hoặc hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê.
Nếu bạn là nạn nhân của chứng táo bón, đừng quá lo lắng. Để cải thiện tình hình, hãy tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
  - Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể bạn sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để “tống khứ” ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.
  - Uống 1 lít nước ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng.
  - Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2 - 3 lần/ngày.Ngoài ra nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá.
  - Bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ.
  - Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng.
  - Luyện tập đều đặn. Việc luyện tập chính là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón.
  - Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng chính là một trong số những thủ phạm gây nên căn bệnh táo bón. Chính vì thế nếu không muốn bị chứng táo bón hoành hành mỗi ngày bạn cần ngủ đủ giấc trong vòng khoảng 8 tiếng/ngày.
  - Nên hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc...
  - Không nên ăn quá nhiều loại thức ăn trong một bữa ăn.
  - Tránh xa thuốc lá, caphê và trà đặc.
   Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm về các cách phòng ngừa đại tiện ra máu do táo. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Tự chữa đại tiện ra máu


Tự chữa đại tiện ra máu

  Theo các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm thì ngày càng có nhiều người mắc phải hiện tượng đại tiện ra máu. Mà nguyên nhân gây ra hiện tượng này thì có rất nhiều có thể kể đến như : do trĩ, nứt hậu môn, viêm hậu môn hay tổn thương niêm mạc trực tràng, kết tràng... hay nguyên nhân có thể đến do thói quen sinh hoạt hằng ngày không hợp lý, do dặc thù công việc phải ngồi lâu...
Tự chữa đại tiện ra máu
  Khi đại tiện ra máu, người ta có thể đại tiện phân lỏng hoặc rắn, kèm máu trước hoặc sau phân, màu sắc máu phần lớn là đỏ tươi, có khi là màu sẫm. Khi lượng máu ra nhiều sau đại tiện thì hậu môn cũng đau. Vậy có thể tự chữa hiện tượng này được không?
 Các chuyên gia phòng khám chúng tôi xin giới thiệu một số cách giúp người bệnh thoát khỏi hiện tượng này:
Phương pháp tự chữa đại tiện ra máu:
 Chữa theo cách ăn:
 - Ruột già lợn 250g, hoa hoè tươi 15g, nấu canh ăn.
 - Mộc nhĩ trắng 10g, táo đỏ 15g, hầm nhỏ lửa cho nát ra rồi ăn.

  Chữa bên ngoài:
- Xông hơi: Cho a giao vào giấm, đợi tan ra, chưng lên thành cao. Mỗi ngày dùng 30g ngâm vào 500g giấm. Sau đó đun nóng lên, sau khi xông xong lấy nước rửa hậu môn, ngày hai lần. Dùng chữa hậu môn bị nứt và trĩ chảy máu.
- Bôi thuốc: Dầu thanh lương trộn với bột chu hoàng 1g, bột ngoài hậu môn. Hoặc lấy dầu lòng đỏ trứng gà bôi vào cửa hậu môn. Cách làm dầu trứng gà: lấy một số lòng đỏ trứng gà cho vào bát sành, đun nhỏ lửa, đợi khi trứng ra dầu là được.

- Buộc thuốc: Ngải dại (lá khao tử) giã nát rồi buộc vào hậu môn.

Các phương pháp khác:
 - Xoa bụng hàng ngày vào lúc thức giấc và trước khi ngủ. Xoa theo chiều thuận rồi lại theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, mỗi lần 100 vòng.
 - Thót hậu môn, mỗi ngày 2-3 lần làm, mỗi lần từ 30-50 cái. Dùng chữa trĩ ra máu.

Điều cần tránh

  - Nếu thường xuyên đi ngoài ra máu hoặc thấy phân có dính máu, chữa mãi không khỏi; hoặc thấy trong phân có tổ chức hoại tử, có nhiều chất nhầy, người bệnh không nên bỏ qua mà phải đi bệnh viện khám ngay.

  - Do sợ đau hậu môn nên bệnh nhân thường nhịn đại tiện, như vậy càng làm phân thêm táo, sinh nhiệt, càng tăng xuất huyết.

  - Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cần chú ý vệ sinh âm đạo kỹ, nếu không dễ gây viêm niêm mạc cửa hậu môn.
 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về cách tự chữa đại tiện ra máu. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sỹ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.